PHAZANDOL XANH H/10VI/12VIÊN PV PHARMA

MÃ SẢN PHẨM: PHAZ008
NHÀ SẢN XUẤT: PHUC VINH
XUẤT XỨ: VIỆT NAM
Liên hệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thành phần của thuốc Phazandol
Paracetamol: 500 mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế thuốc
Viên nén bao phim.

Công dụng - Chỉ định của Phazandol
Phazandol chứa paracetamol là một thuốc giảm đau nhẹ và hạ sốt, được khuyến cáo để điều trị hầu hết các tình trạng đau và sốt, ví dụ như: nhức đầu bao gồm cả chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng; đau răng; đau lưng; đau thấp khớp và đau cơ; đau bụng; đau họng; Và để hạ sốt trong các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Paracetamol cũng được khuyến cáo làm giảm triệu chứng đau do viêm khớp không nghiêm trọng.

Chống chỉ định của Phazandol
Người bệnh quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Suy gan nặng.
Liều dùng - Cách dùng Phazandol
Liều dùng:
Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên :
Uống 1 – 2 viên/lần, uống lại sau mỗi 4 – 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày : 4000 mg (8 viên/ngày).
Không dùng quá liều chỉ định. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng vì dạng bào chế không thích hợp để chia liều cho các đối tượng này.
Suy thận: Người lớn, Clcr từ 10 - 50 ml/phút, cho cách nhau 6 giờ/lần. Nếu Clcr < 10 ml/phút, cho cách nhau 8 giờ/lần.
Suy gan: Dùng thận trọng, dùng liều thấp. Tránh dùng kéo dài.
Cách dùng:
Thuốc được dùng qua đường uống với một cốc nước đun sôi để nguội.
Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng Phazandol
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị và khi dùng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, dùng quá liều paracetamol là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Dùng nhiều chế phẩm chứa paracetamol (acetaminophen) đồng thời có thể dẫn đến hậu quả có hại (như quá liều paracetamol).
Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Stevens - Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
Phải thận trọng khi dùng paracetamol cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài và dùng theo đường tĩnh mạch cho người bị suy gan.
Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong mau. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Tác dụng phụ của Phazandol
Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc.
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens-Johnson, phải ngừng thuốc ngay.
Ít gặp, 1⁄1 000 < ADR < 1/100:
Da: Ban da.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000:
Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
Khác: Phản ứng quá mẫn.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thận trọng khi sử dụng.

Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gần như không gây ảnh hưởng.

Tương tác thuốc
Cần thận trọng khi phối hợp với các thuốc: nhóm barbiturat, isoniazid, thuốc uống chống đông máu, zidovudin, amoxicillin + acid clavulanic, carbamazepin và rượu), vì các thuốc này gây cảm ứng enzym gan, làm tăng chuyển hóa của paracetamol thành chất chuyển hóa NAPQI, tăng độc tính cho tế bào gan.
Thuốc uống chống đông máu: Uống dài ngày liều cao paracetamol (4 g/ngày và ít nhất 4 ngày) làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Dữ liệu nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau và còn nghi ngờ về tương tác này, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như paracetamol).
Probenecid có thể làm giảm thanh thải paracetamol gần 2 lần do ức chế quá trình liên hợp paracetamol với acid glucuronic. Vì vậy cần phải giảm liều paracetamol khi dùng chung với probenecid.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol. Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy co paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan.
Quên liều thuốc và cách xử trí
Dùng ngay khi nhớ, không dùng quá gần liều kế tiếp. Không dùng gấp đôi để bù liều đã quên.

Quá liều thuốc và cách xử trí
Triệu chứng quá liễu: Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày, đặc biệt trên nền người bệnh là người cao tuổi, trẻ em, có suy giảm chức năng gan, nghiện rượu, suy dinh dưỡng hoặc sử dụng đồng thời các chất gây cảm ứng enzym gan. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Khi dùng quá liều thuốc cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường để được điều trị kịp thời.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 12 viên; Hộp 15 vỉ x 12 viên.

Bảo quản
Nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Hạn sử dụng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược Phúc Vinh.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

return to top
0 Giỏ hàng
Giỏ hàng
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay