Xuân Nữ Cao Hồng Huệ

MÃ SẢN PHẨM: XUAN001
NHÀ SẢN XUẤT: DONG DUOC
XUẤT XỨ: VIỆT NAM
Liên hệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thông tin thành phần Đương quy
Mô tả:
Đương quy là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9.


Dược Liệu Đương Quy

Bộ phận dùng, sơ chế: Rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Đương quy là rễ dài 10 - 20 cm, gồm nhiều nhánh. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt. Vị ngọt, cay và hơi đắng.

Tính vị: Vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ

Thành phần hoá học:

Rễ chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có chứa 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các thành phần chủ yếu sau: Ligustilide, o-valerophenon carboxylic acid, sesquiterpen, safrol, p-cymen, vitaminB12 0,25-0,40%, acid folinic, biotin.





Tác dụng :
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.
Chỉ định :
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm dau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
Liều lượng - cách dùng:
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm Đương quy 8g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Bạch thược 10g, Đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, Ngưu tất 10g, Nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.

4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.

Cho đến nay, Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong Đông y, lá đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ.
Thông tin thành phần Thục địa
Mô tả:
Thục địa là phần rễ của Địa hoàng, là cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.
Tác dụng :
Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.

Bào chế:

Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Bảo quản:

Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.

Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.

Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.

Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.

Tác dụng:

Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
Chỉ định :
- Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...

- Bổ huyết điều kinh.

- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.

- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.

- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).

Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Liều lượng - cách dùng:
12 - 64gam/ 24 giờ.
Chống chỉ định :
Người tỳ vị hư hàn.
Tác dụng phụ
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

return to top
0 Giỏ hàng
Giỏ hàng
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay