Tobramycin 6ml lốc/10chai Traphaco

MÃ SẢN PHẨM: TOB009
NHÀ SẢN XUẤT: TRAPHACO
XUẤT XỨ: VIỆT NAM
Liên hệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thành phần:
Tobramycin: 15 mg; Acid boric: 25 mg; Natri borat: 10 mg; Natri clorid: 15 mg; Benzalkonium: 2,5 mg; Dinatri edetat: 2,5 mg; Nước cất: Vđ 5 mL
SĐK:VD-19616-13
Nhà sản xuất: Công ty CP Dược khoa - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Estore>
Nhà phân phối: Estore>
Chỉ định:
Tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với steroid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
Liều lượng - Cách dùng
- Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình: 1 - 2 giọt/4 giờ.
- Nhiễm khuẩn nặng: 2 giọt/giờ cho đến khi cải thiện thì giảm liều.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ:
Ngứa, phù mi mắt, đỏ kết mạc, tăng nhãn áp.
Chú ý đề phòng:
Ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng mẫn cảm.
Thông tin thành phần Tobramycin
Dược lực:
Tobramycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosides thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Streptomyces tenebrarius.
Dược động học :
- Hấp thu: Tobramycin được hấp thu nhanh sau khi tiêm bắp. Tobramycin đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khi tiêm bắp khoảng 30-90 phút.
- Phân bố: Tobramycin gần như không có gắn kết với protein huyết thanh. Tobramycin phân bố trong mô, dịch cơ thể sau khi tiêm thuốc. Nồng độ thuốc trong mật và phân thường thấp, nên thuốc bài tiết qua mật rất ít. Sau khi tiêm, nồng độ tobramycin trong dịch não tủy thấp. Nồng độ này phụ thuộc liều dùng, tốc độ thâm nhập thuốc, mức độ viêm màng não. Thuốc cũng ít phân bố trong đàm, dịch màng bụng, hoạt dịch, dịch ổ áp-xe. Thuốc có thể đi qua màng nhau. Nồng độ thuốc tại vỏ thận cao gấp nhiều lần so với nồng độ bình thường trong huyết thanh.
- Chuyển hoá: Sau khi dùng qua đường tiêm, chỉ một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa ở gan.
- Thải trừ: phần lớn tobramycin được thải trừ qua sự lọc cầu thận. Độ thanh thải ở thận tương tự như độ thanh thải của creatinine nội sinh. Thời gian bán hủy trong huyết thanh ở người bình thường là 2 giờ.
Tác dụng :
Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn hiếu khí gram âm và gram dương:
+ Vi khuẩn hiếu khí gram dương: Staphylococcus aureus
+ Vi khuẩn hiếu khí gram âm: Citrobacter sp.Enterobacter sp.Escherichia coliKlebsiella sp.Morganella morganiiPseudomonas aeruginosaProteus mirabilisProteus vulgarisProvidencia sp.Serratia sp.
Tobramycin không có tác dụng với chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí.
Cơ chế tác dụng chính xác chưa được biết đầy đủ nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30s của ribosom.
Chỉ định :
Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và đường hô hấp dưới, gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong lựa chọn thứ hai điều trị các nhiễm khuẩn do E. coli và staphylococcus.

Dạng thuốc nhỏ mắt (nước hay mỡ tra mắt 0,3%)

Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt…
Liều lượng - cách dùng:
Thuốc nhỏ mắt:

– Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt x 3 – 4 lần/ ngày.

– Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc.

Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.

Thuốc tiêm/truyền:

Tobramycin có thể được dùng bằng đường tiêm IM hay IV.

Tiêm IM:
Người lớn: ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáo của tobramycin là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 7-10 ngày. Có thể tăng liều đến 5 mg/kg/ngày ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Liều này nên được giảm xuống còn 3 mg/kg/ngày càng sớm càng tốt.
Trẻ em: 3-5mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau mỗi 8-12 giờ.
Trẻ sơ sinh: 2mg/kg mỗi 12 giờ, đối với các trẻ cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg.

Truyền IV:
Chỉ nên dùng đường truyền IV khi không thể dùng đường tiêm IM. Nồng độ tobramycin sau khi pha không vượt quá 1mg/ml (0,1%). Thời gian truyền từ 1-2 giờ. Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với đường tiêm IM. Không nên dùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác. Ở bệnh nhân bị suy thận, nên chỉnh liều tùy theo mức độ suy thận.

Tương hợp:
Tobramycin tương hợp với đa số các dịch truyền đường tĩnh mạch thông dụng hiện nay, nhưng không tương hợp với dung dịch heparin và có thể tương tác hóa học với b-lactam. Tobramycin tương kỵ với các dịch truyền có chứa alcohol, sargramostin và clyndamycin phosphate nếu được pha loãng trong dung dịch glucose để tiêm.

Tobramycin tương kỵ về mặt vật lý với carbenicillin. Không được hòa lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một đường truyền tĩnh mạch.
Chống chỉ định :
- Quá mẫn cảm với tobramycin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc, hay với nhóm aminoglycosides.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo. Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý sẽ gia tăng. Các phản ứng phụ đặc trưng của kháng sinh nhóm aminoglycosides được ghi nhận là độc tính trên ốc tai của dây thần kinh số 8, như chóng mặt, giựt nhãn cầu, có tiếng vo vo trong tai và giảm thính lực. Tăng BUN và tiểu ít cũng đã được ghi nhận.
Tác tác dụng phụ khác:
Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, ngủ lịm, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng, và đau tại nơi tiêm thuốc. Các bất thường có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi, magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.
Thông tin thành phần Boric acid
Dược lực:
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ.
Dược động học :
Acid boric được hấp thu qua đường tiêu hoá, qua da bị tổn thương, vết thương và niêm mạc. Thuốc không thấm dễ dàng qua da nguyên vẹn. Khoảng 50% lượng thuốc hấp thu được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 12 giờ, phần còn lại có thể bài tiết trong vòng 5 - 7 ngày.
Tác dụng :
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thường đã được thay thế bằng những thuốc khử khuẩn, có hiệu lực va ít độc hơn.
Chỉ định :
Mắt: sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt.
Dung dịch acid boric trong nước được dùng để rửa cho sạch, làm dễ chịu và dịu mắt bị kích ứng và cũng dùng để loại bỏ dị vật trong mắt.
Tai: phòng viêm tai (ở người đi bơi).
Tại chỗ: dùng làm chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó hcịu trong trường hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô, những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác. Thuốc cũng được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm trên bề mặt, tuy nhiên hiệu quả tác dụng chưa được rõ lắm.
Có thể dùng để vệ sinh trong sản phụ khoa.
Ngày nay ít dùng trong điều trị taị chỗ bệnh da.
Acid boric và natri borat dùng làm chất đệm trong các thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da.
Liều lượng - cách dùng:
Dùng cho mắt: Bôi vào mi mắt dưới 1 - 2 lần/ngày.
Có dung dịch acid boric dùng để rửa mắt: Dùng một cốc rửa mắt để đưa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Ðể rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Ngửa đầu về phía sau, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt được ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nước sạch ngay trước và sau khi sử dụng. Nếu dung dịch acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ. Cần nhắc nhở người bệnh để dung dịch acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em.
Tai: Nhỏ 2 - 4 giọt vào tai.
Dùng ngoài da: Bôi lên da, 3 - 4 lần/ngày.
Không nên tự dùng thuốc mỡ acid boric để điều trị bệnh nấm da chân hoặc nấm da lâu quá 4 tuần hoặc ngứa quá 2 tuần.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với acid boric.
Không bôi lên chỗ da bị viêm.
Tác dụng phụ
Tác dụng có hại không đáng kể khi bôi thuốc có nồng độ 5% hoặc ít hơn lên các vùng da nguyên vẹn.
Có thể thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến nhiễm độc acid boric cấp hay mạn, như:
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Da: Ban đỏ, ngứa, kích ứng, rụng lông tóc.
Thần kinh trung ương: Kích thích sau đó bị ức chế, sốt.
Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
Ngừng bôi thuốc mỡ acid boric lên da khi có kích ứng tại chỗ bôi. Ngừng thuốc khi có các tác dụng không mong muốn.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

return to top
0 Giỏ hàng
Giỏ hàng
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay