Cao Ích Mẫu OpCim (Hộp /5 vỉ /10 viên) Opc

MÃ SẢN PHẨM: 99096298
NHÀ SẢN XUẤT: OPC
XUẤT XỨ: VIỆT NAM
Liên hệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Thành phần:
Ích mẫu 4g; hương phụ 1,25g; ngải cứu 1g
Hàm lượng:
Cao dược liệu (tương ứng với: ích mẫu 4g; hương phụ 1,25g; ngải cứu 1g) 380mg
SĐK:VD-20780-14
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm OPC tại Bình Dương - Nhà máy dược phẩm OPC - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Estore>
Nhà phân phối: Estore>
Chỉ định:
Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
Làm giảm sự khó chịu, nhức đầu, hoa mắt trong khi hành kính.
Hồi phục tử cung sau khi sinh.
Chữa rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mới có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh.
Dùng đều đặn mỗi ngày làm lưu thông khí huyết.

Liều lượng - Cách dùng
- Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh; rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ mới có kinh và tiền mãn kinh: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần trong thời gian 10 ngày trước khi hành kinh.
- Các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh như cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, cáu gắt, đau bụng: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần đến khi các triệu chứng được kiểm soát.
Chống chỉ định:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thông tin thành phần Ích mẫu
Mô tả:
Ích mẫu là cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, cao 0,5-1m, có khi hơn. Thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc, có lông hoặc nhẵn, phân cành. Lá mọc đối, có cuống dài, lá gốc gần như tròn, có răng cưa nông, hai mặt có lông mềm như nhung, lá giữa dài, xẻ sâu thành thùy hẹp, không đều, các thùy có răng cưa nhọn, lá ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên, phiến của lá giữa hoặc lá ngọn men theo cuống đến tận gốc, có lông ở mặt dưới và trên những đường gân nổi rõ. Cụm hoa thành những vòng dày đặc ở kẽ lá, đường kính từ 2-2,5cm; lá bắc hình dùi, ngắn hơn đài; đài hoa hình chuông, có 5 răng nhọn, có lông; tràng hoa mầu trắng hồng hoặc tím hồng, mặt ngoài có lông, môi trên hình trứng, hơi cong, môi dưới dài bằng môi trên nhưng hẹp hơn, chia 3 thùy, thùy dưới rộng; nhị 4, đính vào giữa ống tràng. Quả nhỏ, 3 cạnh, nhẵn, cụt một đầu, khi chín mầu nâu sẫm. Mùa hoa: tháng 3-5; Mùa quả: tháng 6-7.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Leonuri) thường gọi là Ích mẫu thảo; quả (Fructus Leonuri) thường gọi là Sung uý tử.

Phân bố: Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều địa phương nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

Thu hái:

Sau khi trồng được 3-4 tháng, khi cây bắt đầu ra hoa thì cắt để lại các chồi gốc để cây tiếp tục phát triển. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sạch, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô để dùng dần.

Tác dụng dược lý:

1. Tác dụng trên tử cung: Ích Mẫu có tác dụng trực tiếp hưng phấn tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn dù yếu hơn Oxytocin. Điều trị tử cung sa bằng nước sắc Ích Mẫu thấy có tác dụng giống như thuốc Ergotamine, tuy nhiên tác dụng của Ích Mẫu chậm nhưng an toàn hơn (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

2. Tác dụng lên tim mạch: thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, làm chậm nhịp tim, cải thiện việc tuần hoàn bị rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen. Có tác dụng làm tan huyết khối trong phôi súc vật thực nghiệm (chỉ một thời gian ngắn).

3. Cao Ích Mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

4. Điều trị cầu thận-tiểu cầu viêm bằng nước sắc Ích Mẫu cho 80 bệnh nhân nhiều độ tuổi khác nhau, được điều trị bình thường. Tất cả đều khỏi. Thời gian trị ngắn nhất là 5 ngày, chậm nhất là 36 ngày. Theo dõi trong 5 năm, không thấy có tái phát (Trung dược học).

5. Cây thường có tác dụng gây sẩy thai. Uống nước sắc Ích Mẫu nhiều có khả năng gây không thụ thai (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

6. Cao Ích Mẫu chiết bằng nước hoặc cồn mới có tác dụng tăng cường co bóp tử cung, còn thành phần tan trong Ether thì trái lại, có tác dụng ức chế hoạt động co bóp của tử cung.

Thành phần hoá học: Toàn cây Ích mẫu chứa alcaloid: leonurin, stachydrin, atachydrin, leonuridin. Flavonosid (trong đó có rutin). Glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin.
Tác dụng :
Hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng. Quả Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết điều kinh, thanh can minh mục.

Chỉ định :
+ Ích mẫu thường được dùng chữa:

- Kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ.

- Viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu và sáng mắt.

+ Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù thũng, thiên đầu thống, thông tiểu.
Liều lượng - cách dùng:
Liều dùng 9-30g cây (thân lá) hoặc dùng 4,5-9g hạt, sắc nước uống. Cũng có thể dùng cây nấu cao. Dùng riêng hoặc phối hợp với Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đặp trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu.

Bài thuốc:

1. Kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh: Dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh. Hoặc dùng cao Ích mẫu 6-8g mỗi ngày.

2. Viêm thận cấp và phù thũng: Ích mẫu tươi 180-240g, nấu với 700ml nước và cô lại còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa sau khi đẻ phù thũng, hoặc có thai đi đứng nhiều, xuống máu chân: Dùng Ích mẫu 20g, Ngưu tất, Rau dừa nước mỗi vị 15g sắc uống.

4. Suy nhược toàn thân và cằn cỗi ở phụ nữ: Ích mẫu 30-60g, nấu với trứng gà hay thịt gà mà ăn.

5. Thuốc bổ huyết điều kinh: Ích mẫu 80g, Nghệ đen (Nga truật) 60g, Ngải cứu 40g, Hương phụ 40g, Hương nhu 30g. Tất cả sao vàng tán bột mịn, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 viên.

6. Chữa can nhiệt, mắt đỏ sưng đau: Quả Ích mẫu, Cúc hoa, hạt Muỗng, hạt Mào gà trắng, Sinh địa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
Chống chỉ định :
Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.
Thông tin thành phần Hương phụ
Mô tả:
Hương phụ là một loại cỏ gấu sống lâu năm, cao 20- 60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ờ vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lây thân cây. Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.

Phân bố:

Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia.

Cây thuốc Hương phụ

Bộ phận dùng: Củ, rễ của cây Hương phụ.

Thu hái và chế biến:

Thường hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

- Hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt. Thành phần tinh dầu gồm 32% cyperen C^H^, 49% rượu cyperola. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Trong tinh dầu hương phụ Ấn Độ còn chứa cyperon. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột.

- Do nguồn gốc hương phụ khác nhau, thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung quốc có thành phần chủ yếu là cyperen (độ sôi 104nC/5mm thủy ngân) và izocyperotundone, còn trong tinh dầu hương phụ Nhật bản có thành phẩn chủ yếu là cyperol, cyperenol (độ chảy 94°C) chiếm 49%, cyperen 32% và Ct-cyperon (độ sôi 177°c/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chày 41- 42°C) (Lâm Khải Thọ, 1977, 580).

Vị thuốc Hương phụ

Tính vị: Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu.
Tác dụng :
Hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau. Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun sán, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Chỉ định :
Ðược dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và tiêu chảy.

Còn dùng trị đòn ngã tổn thương, chữa rối loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
Liều lượng - cách dùng:
Liều dùng: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

- Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao:
Hương phụ 3 g, Ích mẫu 3 g, Ngải cứu 3 g, Bạch đồng nữ 3 g. Sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (thuốc hương ngải).

- Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới đau tức, lúc hành kinh có màu cục tím:

Hương phụ 5 g, Đương quy 10 g, Thược dược 10 g, Xuyên khung 5 g, Ô dược 7 g, Ngải diệp 3 g. sắc nước uống.

- Chữa băng huyết, rong huyết:

Hương phụ sao đen tán bột, mỗi lần uống 6 g; ngày 2 lần. Nếu có kèm theo mê man, gia thêm bẹ mốc đốt thành than tán bột uống với nước cơm.

- Chữa kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt, kinh thường thấy trước kì, lượng huyết nhiều màu sẫm, mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ:

Hương phụ (tử chế 12 g), cỏ nhọ nồi 30 g, sinh địa 16 g, cỏ roi ngựa 25 g, Ích mẫu16 g, rau má tươi 30 g, ngưu tất 12 g. Sắc nước uống ngày một thang.

- Chữa đau bụng nôn mửa:

Hương phụ, Riềng, Gừng khô, mỗi vị lượng bằng nhau, tán thành bột nhỏ, mỗi lần uống 6 g, ngày 3 lần.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

return to top
0 Giỏ hàng
Giỏ hàng
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay